Những kiểu áo giao lĩnh của thời Lê - Nguyễn
Áo giao lĩnh là một loại áo rộng, xẻ hai bên hông, dài tay, cổ tay cũng may rất rộng. Thân áo dài chấm gót chân và may bằng năm - sáu tấm vải, không phân biệt giới tính. Theo thư tịch cũ minh họa thì đàn bà mặc áo phủ ngoài.
Bên trong là yếm trên ngực, phía dưới bụng quấn váy tơ đen, buộc bằng thắt lưng nhuộm màu, hai đầu buông thả. Hai vạt áo để mở. Đàn ông cũng mặc áo ra ngoài quần hay khố nhưng vạt bên trái được kéo chéo qua ngực và bụng rồi buộc vào bên phải.
Đến thế kỷ 19 thì áo giao lãnh không phải là thường phục nữa mà là lễ phục. Trong dân gian thì là áo thụng. Trong triều thì gọi là "phổ phục" hay "bổ phục" để các quan mặc ra bên ngoài cùng khi có đại tế hay vào chầu vua. Khi mặc áo thì đính thêm bố tử ở ngực và lưng để rõ phẩm ngạch.
việc tìm kiếm chất liệu thậm chí mất công, tốn thời gian nhất trong chuỗi công việc của dự án. Chính vì thế, khi đặt may, nhóm đã xác định rằng không thể nhất nhất đòi hỏi chất liệu áo phải chuẩn cổ.
Mặc dù vậy, họ cũng nhất định phải tìm được chất vải nào mang sắc thái cổ xưa, tức là tạo cảm giác gần sát với chất liệu truyền thống nhất, và sẽ mang cho người mặc một vẻ đẹp cổ xưa, truyền thống
Giao Lĩnh Thường – tức bộ y phục gồm chiếc áo 6 thân có cổ giao nhau (giao lĩnh) đi cùng với chiếc váy quây (thường) – là phục trang phổ biến nhất trong dân gian thời Lê, có thể thấy qua tranh vẽ lẫn điêu khắc.
Đi kèm là 1 bộ áo dài nam giới với cổ đứng cài khuy với chất liệu đũi. Áo cổ đứng (còn gọi là "lập lĩnh” hoặc "thụ lĩnh" - đều có nghĩa là “cổ đứng”) lần đầu tiên xuất hiện vào triều Minh, về cơ bản không khác gì viên lĩnh (áo “cổ tròn" xưa), vẫn dùng dải gút để buộc, chỉ đính thêm cổ đứng. Thời Minh cũng xuất hiện loại áo cổ đứng xẻ giữa và không kéo vạt, cài khuy.
Theo giả thiết của Phan Huy Lê, trưởng hội Đại Việt Cổ Phong, triều Thanh và triều Nguyễn cùng học hỏi áo cổ đứng từ Minh, nhưng mỗi nơi lại đi theo một xu hướng khác nhau do mục đích học hỏi khác nhau.
Áo giao lĩnh thời Nguyễn thì cốt chỉ muốn có chút khác biệt với kiểu áo cổ xưa thời Lê, nhưng vẫn muốn bảo lưu nền tảng truyền thống, vậy nên cổ dựng không cao mà luôn thấp, còn lại thì không khác gì áo viên lĩnh, đặc biệt vạt luôn kéo hẳn sang bên nách như các loại áo ngũ thân khác.
LIÊN HỆ
Phone: 02432668322
Address: Showroom: Tầng 2 ngõ 26 Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP, Hà Nội
Văn phòng: phòng 902 tầng 9 Nhà A1 chung cư Sống Hoàng Đường Lĩnh Nam Quận Hoàng Mai HN
Email: yvanhien512@gmail.com
Website: yvanhien.com
Nhận xét
Đăng nhận xét