Khăn xếp áo dài xưa - khăn vấn dành cho nam và nữ

Khăn xếp áo dài xưa - khăn vấn đối với nam và nữ có nhiều khác biệt. Trong đó nam giới sẽ búi tóc sau gáy thành kiểu củ tỏi, rồi vấn khăn quanh đầu gọn gẽ, không chừa tóc mái, vì toàn bộ tóc đã chải gọn ra phía sau. Còn nữ giới có loại thể thức cơ bản là độn tóc, lẫn tóc thật hoặc tóc giả, từ Bắc đến Huế tuy kiểu luồn khăn có khác nhau, song đây vẫn là thể thức chính. 

1. Khăn xếp áo dài xưa - khăn vấn thời xưa

Phụ nữ do luồn tóc vào khăn, nên phần mái chẻ đôi hiện ra chứ không bị che đi như nam giới, vì vậy ở miền Bắc khi làm lụng thì phụ nữ còn phủ khăn mỏ quạ cho kín hết cả đầu.

Khăn xếp áo dài xưa - Khăn vành dây là một loại chỉ có ở phụ nữ, một dạng thức dùng khổ vải lớn và rộng. Sau khi vấn tóc quanh đầu theo thể bình thường, họ đè khăn vành lên và vấn bao phủ hết đầu theo nhiều vòng, loại thức này khiến phụ nữ giống nam giới ở chỗ phần trán được che kín bởi khăn vấn. 

Khăn vành càng đẹp khi vấn nhiều vòng (dù cao lắm là 30 vòng), do đường vân vải thể hiện rất rõ, rất đẹp.


Khăn xếp áo dài xưa - khăn lượn

Tác dụng cơ bản của khăn vấn là làm gọn gẽ tóc tai, nên phần khăn trừ màu sắc và chất vải, ngoài ra không còn trang trí gì thêm. 


Sự gọn gàng này không có gì lạ nếu so với việc chỉ dùng kiểu tóc thời Lý-Trần, hay xõa dài thời Lê, và người phụ nữ dùng trang phục để làm rực rỡ thân phận, chứ không dùng cả núi trang sức lên đầu như Trung Hoa.

2. Khăn xếp áo dài xưa - khăn vành

Tuy nhiên, thời kì hiện đại, do hậu quả của giai đoạn đứt gãy văn hóa diễn ra khá mạnh mẽ sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, cũng làm hình ảnh Khăn vấn khá biến dị.

Sự độn tóc trong khăn vấn nữ không còn được hiểu rõ, khiến các loại khăn vấn như độn bông và tóc tai nữ giới gần như lòa xòa. 

Nam giới do có khăn xếp cuối thời Nguyễn, cộng với xu hướng tóc ngắn, nên nhìn chung không bị tình trạng này, nhưng ý thức tóc tai gọn gàng cũng bị bào mòn và phá vỡ ở thời hiện đại, và dần xuất hiện nam giới để cả tóc mái khi đội khăn xếp. 


Khăn xếp áo dài xưa - khăn lươn

Tham khảo: Khăn lươn

Khăn xếp áo dài xưa được đóng như khăn xếp, là dạng thức mà ta gọi là “Mấn”, cũng không còn như nguyên bản. Do là hàng đóng sẵng, nên có thể đính một vài thứ để trang trí, và nghệ thuật cải lương đã “tiên phong” cho loại hình này. 

3. Lịch sử về Khăn xếp áo dài xưa

Theo dòng phát triển, Mấn cũng “quang minh chính đại” thoát li trở thành loại phục sức độc lập, khi được làm từ đủ thứ chất liệu chứ không còn trong phạm vi khăn xếp nữa. 

Xuất xứ chính xác của loại phục sức này đến nay vẫn hoàn toàn không chắc chắn, song những nhận định trong Ngàn năm áo mũ (Trần Quang Đức) đều khá hợp lý rằng nó trở nên phổ biến vào đầu thời Nguyễn, cùng với áo Thụ lĩnh (loại áo cổ đứng, chính là dạng áo tiền đề của loại trang phục mà ngày nay gọi là “áo dài”). 

Nó đôi lúc to bản như Khăn vành dây, nhưng cũng đôi lúc lại nhỏ như Khăn vấn, và vì sao trở thành loại phục sức độc lập khác với dạng thức cũ? Vì người ta dùng nó để “đội lên đầu” như một dạng băng-đô.

LIÊN HỆ

Phone: 02432668322

Address: Showroom: Tầng 2 ngõ 26 Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP, Hà Nội 
Văn phòng: phòng 902 tầng 9 Nhà A1 chung cư Sống Hoàng Đường Lĩnh Nam Quận Hoàng Mai HN

Email: yvanhien512@gmail.com

Website: yvanhien.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áo Nhật Bình của công chúa và các trang phục cung đình

Áo giao lĩnh thời Lê - trang phục thời xưa