Áo dài truyền thống cổ xưa của người Việt
Áo dài truyền thống cổ xưa mang nét đẹp văn hóa dân tộc. Hiện nay có khá nhiều người còn chưa biết rõ những trang phục truyền thống của người Việt. vì vậy mà chúng tôi Ỷ Vân Hiên đã và đang nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, trang phục của phụ nữ người Kinh đã mang đậm những đường nét, màu sắc và thiết kế đặc trưng. Những giá trị văn hóa độc đáo ấy luôn cần được phụ nữ người Kinh mang theo trong hành trình hòa nhập vào cuộc sống hiện đại cùng các dân tộc khác ở Việt Nam và trên thế giới.
Xem thêm: Áo dài nam truyền thống xưa
Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, Áo dài truyền thống cổ xưa nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.
Áo dài truyền thống cổ xưa là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.
Tham khảo: Trang phục dân thường thời nguyễn
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo.
Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt áo rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 – 3cm.
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải màu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt.
Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng.
Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.
LIÊN HỆ
Phone: 02432668322
Address: Showroom: Tầng 2 ngõ 26 Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP, Hà Nội
Văn phòng: phòng 902 tầng 9 Nhà A1 chung cư Sống Hoàng Đường Lĩnh Nam Quận Hoàng Mai HN
Email: yvanhien512@gmail.com
Website: yvanhien.com
Nhận xét
Đăng nhận xét