Áo dài truyền thống ngày xưa mang giá trị cao về nền văn hóa
Áo dài truyền thống ngày xưa mang đến nhiều nét văn hóa dân tộc. người dân Việt Nam vẫn giữ được bản sắc dân tộc qua các mẫu áo dài. Được mọi người biết đến và mặc rất nhiều vào những ngày lễ. Để có thể biết được nhiều hơn thì bạn hãy đến với Ỷ Vân Hiên nhé! Chúng tôi luôn cung cấp cho may, thuê các trang phục cổ xưa.
1. Áo dài truyền thống ngày xưa và nguồn gốc của chiếc áo dài
Người ta thường tự hỏi nguồn gốc của chiếc áo dài từ đâu mà ra. Ở đây, ta hãy tạm thời không phân biệt chiếc áo dài nữ với chiếc áo dài nam, ít ra về mặt hình dạng, chứ chưa xét đến chất liệu vội, bởi trên thực tế, ở khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài của phụ nữ thành thị vẫn chưa được chiết eo, và hình dạng không khác gì chiếc áo dài đàn ông. Có khác chăng, là chỉ về mặt chất liệu.
Áo dài truyền thống ngày xưa
Áo dài truyền thống ngày xưa đàn ông thường bằng vải, lụa, the, hay, gấm, và thường được gọi là : áo dài ta, áo the, hay áo gấm. Màu sắc của chiếc áo dài đàn ông, trừ áo gấm, cũng chỉ giới hạn ở các màu : đen, trắng, xanh lam. Còn áo dài phụ nữ có thể may bằng nhiều thứ vật liệu, từ vải, lụa, nhiễu, nhung, đến len, gấm, v.v., với nhiều màu sắc, và nhiều chất liệu trang trí.
2. Hình ảnh Áo dài truyền thống ngày xưa
Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị.
Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai ra đình đều vận khăn đóng áo dài. Gái thì áo dài hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen, đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp), bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nhỏ thì áo dài xanh, đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt…
Áo dài truyền thống ngày xưa
Nói chung, Áo dài truyền thống ngày xưa không phân biệt hèn sang, già trẻ, ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm.
Xem thêm: Áo dài nữ năm thân cổ đứng
Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta đều dùng đến nó.Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trang phục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đời sống văn hóa và được coi như là “quốc phục” của Việt Nam.
3. Áo dài truyền thống ngày xưa tượng trưng
Phải chăng, bộ đồng phục "Áo dài truyền thống ngày xưa" tượng trưng cho sự tôn trọng cái bề ngoài ngăn nắp của một xã hội phong kiến, cái tính cách nghiêm cẩn ngoài mặt của một cá nhân, có giá trị đối với tất cả mọi người ?
Tham khảo: Áo dài nam năm thân cổ đứng
Bộ đồng phục ấy, không những vừa che kín được thân xác, mà đồng thời lại vừa che lấp đi được phần nào những khác biệt về mặt đẳng cấp giữa các cá nhân trong xã hội ? Phải chăng, đó cũng là một cách mị dân ?
Có lẽ cũng vì thế mà trong một thời gian dài, ít nhất vài ba thế kỷ, nó đã được sử dụng một cách phổ biến từ nông thôn đến thành thị, từ trong giới các nhà nho, các chức sắc, đến những người dân bình thường.Vô hình trung, người ta đã coi nó như một bộ "quốc phục".
Nhận xét
Đăng nhận xét